Chiến dịch đường 9 - Nam Lào, hay là chiến dịch Hành quân Lam Sơn 719 theo cách gọi của Hoa Kỳ và VNCH, là cuộc tấn công vào miền Đông Nam vương quốc Lào năm 1971 nhằm hủy diệt hệ thống hậu cần chiến lược của QĐ NDVN bao gồm đoạn đường mòn Hồ Chí Minh qua làng Tchepone. Mục tiêu của chiến dịch này là xóa bỏ các nguy cơ VNCH bị tấn công trong tương lai từ QĐ NDVN trong lúc quân đội Mỹ đang thực hiện các bước giảm sự hiện diện tại các trận đánh hỏa lực.
Là một trong số ít các chiến dịch lớn được thực hiện hoàn toàn bởi bộ binh VNCH, đây được xem là chiến dịch nhằm chứng minh thực lực độc lập của lục quân QL VNCH. Hoa Kỳ chỉ đóng vai trò hậu cần, hộ công pháo binh và không quân. Tư lệnh điều phối các lực lượng QL VNCH là trung tướng VNCH Hoàng Xuân Lãm.
Bên phía phòng thủ và phản công, QĐ NDVN do thiếu tướng Lê Trọng Tấn làm tư lệnh mặt trận phối hợp chặt chẽ cùng bộ đội và du kích Lào tại Sê Pôn và Mường Phìn.
Mở đầu chiến dịch, QL VNCH tung hàng loạt nghi binh và thám báo dọc đường 9 nhằm thăm dò thực lực. Các điểm chốt của QĐ NDVN dọc đường 9 bị tấn công ác liệt ngay sau đó và QLVNCH lấn sâu vào các tuyến vận tải giáp biên giới Lào.
Ít ngày sau đó, Khe Sanh, khu vực do QĐ NDVN kiểm soát bị QLVNCH tấn công và chiếm đóng để làm chỗ dựa tấn công lên Nam Lào và đồng thời làm nghi binh cho cuộc tấn công nầy.
Các đơn vị của QĐ NDVN tại chiến trường chống trả nhỏ lẻ nhằm tiêu hao sinh lực quân sự và làm chậm các bước tiến trên. Trong khi các đơn vị chủ lực gấp rút âm thầm triển khai lực lượng phản công.
Tháng 2 năm 1971, từ Khe Sanh, lục quân VNCH bùng nổ cuộc tấn công vào sâu trong lãnh thổ Vương quốc Lào với 2 Lữ đoàn dù, 2 Thiết đoàn, 1 tiểu đoàn biệt động quân và Sư đoàn 1 bộ binh cùng cơ số các xe cơ giới, thiết giáp và trực thăng. Bản Đông (Lào) và một số khu vực khác nhanh chóng bị chiếm. Tiểu đoàn 39 liên đoàn biệt động quân tấn công kiểm soát được điểm cao 500 án ngữ ngay giữa các con đường quân sự huyết mạch của QĐ NDVN. Tiểu đoàn đặc biệt tinh nhuệ này được trang bị hỏa lực vượt trội, pháo binh và hỗ trợ của không lực Hoa Kỳ. QL VNCH nắm được thế chủ động chiến trường.
Chủ lực QĐ NDVN bao vây điểm cao 500. Lưới phòng không được thành lập, phá hủy các chiến cơ và máy bay tiếp vận của Hoa Kỳ hỗ trợ cho điểm cao 500. Trận đánh diễn ra khốc liệt, pháo binh và phòng không dồn dập. QL VNCH dần chống trả yếu ớt khi chi viện từ không quân Mỹ suy giảm. Đến ngày 20/02/1971, tiểu đoàn biệt động quân 39 bị xóa sổ, điểm cao 500 bị mất.
Cuộc phản công tiếp tục diễn ra từ QL VNCH. 5 ngày sau đó, tiểu đoàn dù 3, tiểu đoàn pháo binh QL VNCH bị kết liễu. Sở chỉ huy lữ đoàn dù số 3 QL VNCH bị khống chế, đại tá Nguyễn Văn Thọ và ban tham mưu bị bắt sống.
Ngày hôm sau, Lữ đoàn dù số 3 là cái tên tiếp theo bị xóa sổ. Các lực lượng còn lại của QL VNCH tiếp tục tham chiến song thế trận không còn mãnh liệt như trước. Chuyển từ chủ động tấn công sau bị động phản ứng.
Từ ngày 12/03/1971, QĐ NDVN tổ chức phản công nhằm tung đòn quyết định. Hàng loạt xe cơ giới, thiết giáp và xe tăng bị phá hủy. 4 ngày sau đó, tiểu đoàn số 1 Bộ binh bị tiêu diệt. Phần còn lại của Trung đoàn bộ binh số 1 phân tán ra. Không quân Hoa Kỳ dùng B-52 vào trận rải thảm vào đội hình QĐ NDVN, bẻ gãy nhiều mũi chiến đấu, tạm thời phá hủy thế trận phản công.
Các cuộc giao tranh đẫm máu và khốc liệt tiếp tục diễn ra sau đó. Con số các trang thiết bị chiến tranh của Mỹ và VNCH bị phá hủy nhảy lên nhanh chóng.
"Kết quả, do sự yếu kém của các lãnh đạo chính trị và quân sự của Mỹ và VNCH, cùng khả năng triển khai chiến dịch nghèo nàn tại thực tế chiến trường, hành quân Lam Sơn 719 đã bị phá vỡ khi phải đối mặt với sự kháng cự đầy quyết tâm và khôn ngoan. Cuộc hành quân này là một thảm họa thực sự đối với Quân lực VNCH khi họ bị mất nhiều đơn vị nòng cốt và nhuệ khí quân sỹ tan vỡ.
Số lượng máy bay trực thăng bị phá hủy hoặc bị hư hỏng trong quá trình thực hiện chiến dịch là cú sốc cho Không lực Hoa Kỳ và buộc họ nhìn nhận lại các học thuyết quân sự cơ bản về sử dụng lực lượng Không kỵ. Riêng sư đoàn 101 đã có 84 máy bay bị phá hủy và một 430 bị hư hỏng. Tổng tổn thất máy bay trực thăng Mỹ và VNCH đạt 168 bị phá hủy và 618 bị hư hỏng. Thiệt hại từ quân đội VNDCCH là hơn 2000 lính hi sinh và khoảng 6000 người bị thương." (nguồn giản lược tiếng Anh)
"Cao điểm 550 hay còn gọi là căn cứ Delta nơi mà Lữ đoàn 147 TQLC VNCH bị sư đoàn 324 QDNDVN xóa sổ hầu như toàn bộ. Các tiểu đoàn 2 Trâu Điên, 4 Kình Ngư, 7 Hùm Xám, bị đánh tơi tả . Các cấp sĩ quan đại đội hầu hết bị thương nặng, bị bắt, hoặc bị tiêu diệt, đặc biệt là đại đội 7 tiểu đoàn 2 Trâu Điên khi rút ra chỉ còn vài chục người". (Theo Admin F8)
#AdminCLV
Tham khảo các nguồn
Viện Sử học, Bảo tàng lịch sử Việt Nam, Lịch sử Việt Nam 1965–1975, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội – 2002.
Vietnam At War: 1946–1975, Davidson
và các nguồn khác



Nguồn : Page Tìm hiểu về chiến tranh Việt Nam (Viet Nam War)
Nếu thấy hay thì hãy chia sẻ nội dung này bạn nhé !
Xem Thêm những ảnh xưa cùng chuyên mục Sử Kiện Lịch Sử khác
- Lũ lụt miền trung thờI các chúa nguyễn là ân huệ mà trờI đất ban cho dân xứ này
- Ai Ủng Hộ Đảo Chính ở Miền Nam Việt Nam năm 1963 ?
- Diễn biến chi tiết Điện Biên Phủ Trên Không (19-21/12/1972)
- Xung đột biên giới Việt Nam-Trung Quốc 1979-1990
- Vai trò của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong cuộc tiến công Xuân Mậu Thân 1968
- Danh Sách 74 Chiến Sĩ Hy Sinh Trong Trận Hoàng Sa 19-1-1974