Nguồn:
http://nguyentl.free.fr/html/photo_la_cour_royal_vn.htm
Triều Ðình (gồm có Vua và các quan) là cơ quan cai trị cả nước. Mỗi tháng Triều Ðình họp Ðại Triều 2 lần, vào các ngày mùng 1 và 15 âm lịch ở điện Thái Hoà. Các quan văn võ ở Kinh Ðô phải có mặt ở sân Rồng, đứng xếp hàng theo phẩm cấp của mình, lớn trước nhỏ sau.
Ðứng đầu các tỉnh là có quan Tổng Ðốc, sau đó là tới quan Tri Phủ, Tri Huyện và Tri Châu, các quan nầy lo việc hành pháp (áp dụng luật lệ và lo vấn đề an ninh cho dân chúng).
Muốn được làm quan phải là người có học, phải thi đậu các kỳ thi tổ chức bởi Triều Ðình như kỳ thi ở Nam Ðịnh (xin coi phần "Từ dân lên quan"). Quan càng cao chức thì khi đi lại càng có nhiều lọng (dù lớn). - Admin DDGV
http://nguyentl.free.fr/html/photo_la_cour_royal_vn.htm
Triều Ðình (gồm có Vua và các quan) là cơ quan cai trị cả nước. Mỗi tháng Triều Ðình họp Ðại Triều 2 lần, vào các ngày mùng 1 và 15 âm lịch ở điện Thái Hoà. Các quan văn võ ở Kinh Ðô phải có mặt ở sân Rồng, đứng xếp hàng theo phẩm cấp của mình, lớn trước nhỏ sau.
Ðứng đầu các tỉnh là có quan Tổng Ðốc, sau đó là tới quan Tri Phủ, Tri Huyện và Tri Châu, các quan nầy lo việc hành pháp (áp dụng luật lệ và lo vấn đề an ninh cho dân chúng).
Muốn được làm quan phải là người có học, phải thi đậu các kỳ thi tổ chức bởi Triều Ðình như kỳ thi ở Nam Ðịnh (xin coi phần "Từ dân lên quan"). Quan càng cao chức thì khi đi lại càng có nhiều lọng (dù lớn). - Admin DDGV

Vệ binh

Voi lạy

Tượng binh

Mã binh

Mã binh

Mã binh

Vệ binh

Ban lễ nhạc

Trưởng nhóm vệ binh

Ðĩnh đồng

Một người đánh chuông

Các quan đang làm lễ tế Nam Giao

Một cổng vào của thành xưa

Một ông Quan Huyện và các quan Châu

Một ông quan

Một ông quan uống trà

Quan đi ngựa

Tổng Ðốc Hà Nội

Quan đi võng

Các quan lại

Một ông quan

Nhạc công trong hoàng cung

Một người hầu của Vua

Cư dinh của Hội trưởng Tôn Nhân phủ (hội đồng Hoàng tộc) (1)

Một quan Tri Châu

Các quan chầu trong Sân Rồng

Các quan chầu trong Sân Rồng

Các quan lại

Một ông quan

Một ông quan và vợ

Một quan lớn của triều đình

Súng thần công

Thái giám

Tổng Ðốc Hà Nội (1885)

Một ông quan tỉnh


Soldats annamites.

Mirador ou poste de vigie, au bord de la rivière de Hué.


Bia Bài ban (Huế).
Hai bên sân rồng có bia đá thích chữ, ấn định chỗ đứng của các quan theo thứ tự từ nhất phẩm xuống cửu phẩm, đứng trên cùng là Hoàng phái.
Hai bên sân rồng có bia đá thích chữ, ấn định chỗ đứng của các quan theo thứ tự từ nhất phẩm xuống cửu phẩm, đứng trên cùng là Hoàng phái.

Ảnh: Phái đoàn nhà Nguyễn do Kinh lược sứ Nam Kỳ Phan Thanh Giản (ở giữa, hàng đầu) dẫn đầu sang Pháp năm 1863.
Phan Thanh Giản (1796 – 1867) là một công thần nhà Nguyễn, làm quan trải 3 triều Minh Mạng, Thiệu Trị và Tự Đức từ 1826 – 1867, ông đã lần lượt kinh qua ít nhất 58 chức vụ lớn nhỏ.
Thuở hàn vi, mới 7 tuổi ông Phan Thanh Giản phải chịu cảnh mồ côi mẹ, rồi cha lại bị tù (oan), cảnh nhà vô cùng nghèo khổ, cơ cực, Ông xin được thay cha vào tù. Cảm động trước tấm lòng hiếu thảo, viên quan đã cho ông ở gần nơi cha bị giam cầm, để vừa trau dồi kinh sử, vừa có cơ hội thăm cha mỗi ngày. Ông sống nhờ vào tình thương của bà dì ghẻ và những người hàng xóm tốt bụng. Sau đó ông thi đỗ đệ tam giáp tiến sĩ xuất thân khoa năm Bính Tuất, 1826 – vị tiến sĩ đầu tiên của đất Nam Kỳ – được triều đình bổ dụng làm quan.
Hoạn lộ của Phan Thanh Giản vô cùng lận đận, Ông đã 7 lần làm cho vua giận tức, không chỉ bị giáng chức, cách lưu mà có khi phải cam chịu theo quân tiền hiệu lực (làm lính) . Song mỗi lần như vậy, chỉ trong một thời gian ngắn ông lại được phục hồi để rồi từng bước được vinh thăng đến cực phẩm triều đình (lần lượt giữ chức Thượng thư các bộ Hình, bộ Lại, bộ Binh; 6 lần được sung Cơ mật viện đại thần, và cả Chánh sứ toàn quyền đại thần. Ở cương vị nào ông cũng chỉ biết cố gắng làm hết phận sự mình, dù vinh cũng không lấy đó làm hãnh, mà trái lại ít nhất ông cũng 4 lần dâng sớ khẩn khoản khước từ quyền cao chức trọng, nhưng vua không chấp thuận, nên đành phải vâng mệnh.
Phan Thanh Giản được vua ban tặng tấm kim khánh với 4 chữ vàng Liêm, Bình, Cần, Cán; và do “liêm trực cẩn thận”, sau vua lại ban thêm cho tấm bi lương ngọc để tỏ lòng tin yêu, sủng ái.
Năm 1863 vua Tự Đức cử ông làm Chánh sứ sang thương thuyết với hoàng đế nước Pháp (và Y Pha Nho) xin chuộc lại 3 tỉnh miền Đông Nam Kỳ, trước khi đi, vua Tự Đức ướm hỏi: “Trước kia ngươi bỏ 3 tỉnh Nam Kỳ chắc là đã có cân nhắc, vậy ngươi còn có ý gì nữa chăng?”. Phan Thanh Giản tâu: “Tôi xét kỹ thời thế, không bỏ không được, nay tôi vâng mệnh đi sứ, việc thành hay không đều tùy nước Tây, tôi chỉ biết hết lòng hết sức mà thôi”. Vua chảy nước mắt!
Khi người Pháp tiếp tục đẩy mạnh cuộc xâm lược để chiếm nốt 3 tỉnh miền Tây Nam Kỳ, nhà vua liền khai phục và thăng bổ Phan Thanh Giản làm Hiệp biện Đại học sĩ Hộ bộ Thượng thư sung Kinh lược sứ 3 tỉnh Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên (1865) để sai phái ông vào Nam đương đầu trước làn tên mũi đạn. Phan Thanh Giản khước từ vua không chấp thuận. Sau đó lại xin hưu trí với lý do “vì tuổi già sức yếu không kham được việc lớn”, vua cũng không cho. Ông phải vâng mệnh!
Ngày 20 tháng 6 năm 1867, Pháp đánh chiếm Vĩnh Long (vốn đã được trao trả triều đình Huế ngày 25 tháng 5 năm 1863), yêu cầu ông gửi mật thư cho thủ thành An Giang và Hà Tiên buông súng đầu hàng. Trước sức mạnh áp đảo của Pháp về mặt quân sự, biết thế không thể giữ nổi, nên để tránh đổ máu vô ích, Phan Thanh Giản đã quyết định trao thành, không kháng cự, với yêu cầu người Pháp phải bảo đảm an toàn cho dân chúng. Thế là chỉ trong 5 ngày (20-24 tháng 6 năm 1867), Pháp chiếm gọn ba tỉnh miền Tây không tốn một viên đạn. Sau khi thành mất ông tuyệt thực suốt 17 ngày, rồi uống thuốc độc tự tử vào ngày 4 tháng 8 năm 1867.
Năm 1963 Trần Huy Liệu - Viện trưởng Viện Sử học nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa kết tội ông là kẻ "bán nước".
Phan Thanh Giản (1796 – 1867) là một công thần nhà Nguyễn, làm quan trải 3 triều Minh Mạng, Thiệu Trị và Tự Đức từ 1826 – 1867, ông đã lần lượt kinh qua ít nhất 58 chức vụ lớn nhỏ.
Thuở hàn vi, mới 7 tuổi ông Phan Thanh Giản phải chịu cảnh mồ côi mẹ, rồi cha lại bị tù (oan), cảnh nhà vô cùng nghèo khổ, cơ cực, Ông xin được thay cha vào tù. Cảm động trước tấm lòng hiếu thảo, viên quan đã cho ông ở gần nơi cha bị giam cầm, để vừa trau dồi kinh sử, vừa có cơ hội thăm cha mỗi ngày. Ông sống nhờ vào tình thương của bà dì ghẻ và những người hàng xóm tốt bụng. Sau đó ông thi đỗ đệ tam giáp tiến sĩ xuất thân khoa năm Bính Tuất, 1826 – vị tiến sĩ đầu tiên của đất Nam Kỳ – được triều đình bổ dụng làm quan.
Hoạn lộ của Phan Thanh Giản vô cùng lận đận, Ông đã 7 lần làm cho vua giận tức, không chỉ bị giáng chức, cách lưu mà có khi phải cam chịu theo quân tiền hiệu lực (làm lính) . Song mỗi lần như vậy, chỉ trong một thời gian ngắn ông lại được phục hồi để rồi từng bước được vinh thăng đến cực phẩm triều đình (lần lượt giữ chức Thượng thư các bộ Hình, bộ Lại, bộ Binh; 6 lần được sung Cơ mật viện đại thần, và cả Chánh sứ toàn quyền đại thần. Ở cương vị nào ông cũng chỉ biết cố gắng làm hết phận sự mình, dù vinh cũng không lấy đó làm hãnh, mà trái lại ít nhất ông cũng 4 lần dâng sớ khẩn khoản khước từ quyền cao chức trọng, nhưng vua không chấp thuận, nên đành phải vâng mệnh.
Phan Thanh Giản được vua ban tặng tấm kim khánh với 4 chữ vàng Liêm, Bình, Cần, Cán; và do “liêm trực cẩn thận”, sau vua lại ban thêm cho tấm bi lương ngọc để tỏ lòng tin yêu, sủng ái.
Năm 1863 vua Tự Đức cử ông làm Chánh sứ sang thương thuyết với hoàng đế nước Pháp (và Y Pha Nho) xin chuộc lại 3 tỉnh miền Đông Nam Kỳ, trước khi đi, vua Tự Đức ướm hỏi: “Trước kia ngươi bỏ 3 tỉnh Nam Kỳ chắc là đã có cân nhắc, vậy ngươi còn có ý gì nữa chăng?”. Phan Thanh Giản tâu: “Tôi xét kỹ thời thế, không bỏ không được, nay tôi vâng mệnh đi sứ, việc thành hay không đều tùy nước Tây, tôi chỉ biết hết lòng hết sức mà thôi”. Vua chảy nước mắt!
Khi người Pháp tiếp tục đẩy mạnh cuộc xâm lược để chiếm nốt 3 tỉnh miền Tây Nam Kỳ, nhà vua liền khai phục và thăng bổ Phan Thanh Giản làm Hiệp biện Đại học sĩ Hộ bộ Thượng thư sung Kinh lược sứ 3 tỉnh Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên (1865) để sai phái ông vào Nam đương đầu trước làn tên mũi đạn. Phan Thanh Giản khước từ vua không chấp thuận. Sau đó lại xin hưu trí với lý do “vì tuổi già sức yếu không kham được việc lớn”, vua cũng không cho. Ông phải vâng mệnh!
Ngày 20 tháng 6 năm 1867, Pháp đánh chiếm Vĩnh Long (vốn đã được trao trả triều đình Huế ngày 25 tháng 5 năm 1863), yêu cầu ông gửi mật thư cho thủ thành An Giang và Hà Tiên buông súng đầu hàng. Trước sức mạnh áp đảo của Pháp về mặt quân sự, biết thế không thể giữ nổi, nên để tránh đổ máu vô ích, Phan Thanh Giản đã quyết định trao thành, không kháng cự, với yêu cầu người Pháp phải bảo đảm an toàn cho dân chúng. Thế là chỉ trong 5 ngày (20-24 tháng 6 năm 1867), Pháp chiếm gọn ba tỉnh miền Tây không tốn một viên đạn. Sau khi thành mất ông tuyệt thực suốt 17 ngày, rồi uống thuốc độc tự tử vào ngày 4 tháng 8 năm 1867.
Năm 1963 Trần Huy Liệu - Viện trưởng Viện Sử học nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa kết tội ông là kẻ "bán nước".
Nếu thấy hay thì hãy chia sẻ nội dung này bạn nhé !
Xem Thêm những ảnh xưa cùng chuyên mục Nhân Vật Lịch Sử khác
- Hoa Sơn Tướng Quân Lý Long Tường Đánh Bại Quân Mông Thát Ở Xứ Cao Ly
- Nguyễn An Ninh - Người Từng Đánh Thức Thế Hệ Thanh Niên Việt Nam Đầu Thế Kỷ XX
- Nguyễn An người Việt tham gia vào việc xây dựng Tử Cấm Thành
- Bà Từ Dụ - Thái Hoàng Thái Hậu mẹ vua Tự Đức
- Đại tướng Võ Nguyên Giáp và chuyến bay 72.000 km khắp châu Phi
- Ông Già Ba Tri Thái Hữu Kiềm